Bạn muốn tìm hiểu về cách chế tạo khuôn mẫu? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của HSPK để được cung cấp những thông tin hữu ích nhé.
Chế tạo khuôn mẫu là hoạt động giữ vai trò tiên quyết trong quá trình sản xuất nhựa. Khuôn mẫu đạt chuẩn sẽ quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm đúc. Trong bài viết dưới đây, HSPK Việt Nam xin chia sẻ những thông tin về khuôn mẫu và quy trình sản xuất khuôn mẫu.
Máy xung điện CNC-EDM HSPK tự hào chế tạo khuôn mẫu cho thương hiệu xe hơi Audi
Giới thiệu về khuôn mẫu trong sản xuất nhựa
Khuôn mẫu là gì?
Có thể hiểu đơn giản khuôn mẫu là một dụng cụ bằng kim loại dùng để tạo hình sản phẩm nhựa. Nó gồm một cụm các chi tiết được lắp ghép với nhau. Khi nhựa được bơm vào, làm nguội rồi đẩy ra thành sản phẩm. Tất cả các sản phẩm nhựa trên thị trường đều được đúc hoặc ép từ các loại khuôn mẫu.
Mỗi khuôn mẫu được sản xuất và sử dụng cho một sản phẩm khác nhau. Kích thước và kết cấu của khuôn quyết định bởi hình dáng, kích thước, chất lượng và số lượng của sản phẩm cần tạo ra.
Phân loại khuôn mẫu
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại khuôn mẫu. Tùy theo nhu cầu của mình, quý khách hàng có thể lựa chọn loại khuôn mẫu phù hợp nhất.
- Khuôn ép phun
- Khuôn nén
- Khuôn thổi
- Khuôn dịch chuyển
- Khuôn đúc
- Khuôn đùn
- Khuôn quay
Cấu tạo của khuôn mẫu
Trong ngành chế tạo khuôn mẫu thì cấu tạo của khuôn mẫu nhựa bao gồm các bộ phận cơ bản như sau:
- Thân khuôn: Đây là nơi bố trí lòng khuôn, bao gồm hai phần là phần cố định và phần di dộng. Phần cố định được gắn trên tấm cố định của máy ép nhựa. Phần di động thì nằm trên tấm di động của máy ép nhựa. Khoảng trống giữa hai phần này được lấp đầy bởi nhựa nóng chảy, sau đó nhựa được làm nguội để tạo hình.
- Đế khuôn: Bộ phận này có chức năng kẹp chặt khuôn mẫu vào trong các bàn máy khi tiến hành gia công khuôn.
- Hệ thống dẫn hướng và định vị: Nhiệm vụ của hệ thống dẫn hướng và định vị là giữ đúng vị trí làm việc của hai phần thân khuôn khi ghép với nhau.
- Hệ thống dẫn nhựa vào lòng khuôn: Theo như tên gọi, chức năng của nó là cung cấp nhựa từ máy phun vào khuôn mẫu.
- Hệ thống đẩy sản phẩm: Nó có nhiệm vụ đẩy thành phẩm đã được tạo hình xong ra khỏi khuôn mẫu.
- Hệ thống lõi mặt bên: Bộ phận này giúp tháo những phần không thể tháo ra khỏi khuôn bằng cách mở khuôn.
- Hệ thống thoát khí: Hệ thống có tác dụng đưa không khí tồn đọng trong lòng khuôn ra bên ngoài. Từ đó làm cho nhựa được lấp đầy lòng khuôn và sản phẩm sẽ không bị cháy hay lọt khí.
- Hệ thống làm nguội khuôn: Có chức năng làm nguội khuôn sau khi đã tiến hành gia công xong.
Quy trình chế tạo khuôn mẫu
Phân tích thông tin đầu vào
Phân tích kỹ các thông tin đầu vào là bước đầu tiên trong quá trình chế tạo khuôn mẫu. Các thông tin này được cung cấp theo nhu cầu của khách hàng và có sự tư vấn của đơn vị sản xuất. Những thông tin cần thiết cho đầu vào bao gồm:
- Vật liệu chế tạo khuôn.
- Số lòng khuôn.
- Loại khuôn.
- Vật liệu nhựa thành phẩm.
- Yêu cầu chính xác về kích thước, độ bóng hoặc độ nhám của bề mặt,…
- Vị trí đặt cổng bơm phun.
- Vị trí đặt chốt đẩy sản phẩm.
Thiết kế khuôn mẫu
Từ những số liệu nêu trên, bộ phận thiết kế sẽ thiết kế bản vẽ khuôn với đầy đủ các chi tiết. Từ đó tạo nên một bản thiết kế khuôn mẫu hoàn chỉnh. Công đoạn này giúp vạch hướng đi cho quá trình sản xuất được dễ dàng và đảm bảo chính xác.
Mua vật liệu tạo khuôn và các linh kiện khuôn
Bước tiếp theo để chế tạo khuôn mẫu là mua vật liệu tạo khuôn và các linh kiện khuôn dựa trên bản vẽ thiết kế. Vật liệu tạo khuôn nhựa thường là kim loại có độ cứng và độ bền cao, chịu được lực ép tốt. Trong đó thép là vật liệu được lựa chọn phổ biến vì đáp ứng được các yêu cầu cần thiết.
Gia công chế tạo khuôn
- Gia công tạo phôi: Các khối thép đã chọn sẽ được gọt thành những chi tiết kim loại có kích thước chuẩn. Trong quá trình này, sử dụng máy phay để phay cạnh, phay mặt và mài phẳng các bề mặt tạo nên khuôn mẫu khối ngoài.
- Gia công CNC: Tiến hành gia công CNC để tạo hình lòng khuôn và các chi tiết cấu thành khuôn. Sử dụng máy CNC sẽ mài mòn các khối thép theo tạo hình chính xác trên bản vẽ thiết kế.
- Gia công cắt dây: Máy cắt dây thực hiện các chi tiết có độ chính xác cực cao, dung sai chỉ 0,005mm.
- Gia công xung tia lửa điện: Bước này có nhiệm vụ tạo hình tại các vị trí không thể thực hiện gia công CNC hay gia công cắt dây.
- Gia công hoàn thiện: Ở công đoạn này sẽ tiến hành tạo được nước, tạo lỗ bắt bu lông,…
Máy xung điện CNC-EDM thương hiệu HSPK số 1 china về chế tạo khuôn mẫu và gia công cơ khí chính xác
Máy cắt dây WEDM thương hiệu HSPK số 1 china về chế tạo khuôn mẫu và gia công cơ khí chính xác
Đánh bóng bề mặt lòng khuôn và lắp ráp khuôn
Một bước quan trọng khác trong quy trình chế tạo khuôn mẫu đó là đánh bóng bề mặt. Chất lượng sản phẩm nhựa phụ thuộc rất lớn vào độ bóng của lòng khuôn, độ bóng càng cao thì chất lượng càng tốt. Do đó, việc đánh bóng bề mặt đòi hỏi phải có sự tỉ mỉ và chính xác.
Sau khi đã hoàn thiện hết các chi tiết của khuôn thì phải tiến hành lắp ráp để tạo nên bộ khuôn hoàn chỉnh. Công đoạn này cũng quyết định đến hiệu quả sản xuất nhựa, nên cần bảo đảm độ chính xác cao.
Thử khuôn
Tiến hành thử khuôn để kiểm tra khả năng tạo hình, độ chính xác của kích thước, chất lượng thành phẩm. Cũng như độ co ngót, độ bóng, độ phẳng,… của khuôn đã đáp ứng được yêu cầu của khách hàng hay chưa. Trong quá trình thử khuôn mà phát hiện sai sót thì phải nhanh chóng chuyển sang bước thứ 7.
Sửa chữa và khắc phục các tồn tại nếu có
Ở giai đoạn này, các sai sót khi thử khuôn sẽ được sửa chữa và khắc phục. Sau khi đã khắc phục xong thì quay lại bước thử khuôn. Điều này đảm bảo quy trình chế tạo khuôn mẫu đạt được các yêu cầu kỹ thuật theo thông số đầu vào.
Địa chỉ mua máy xung điện CNC-EDM, máy cắt dây WEDM chế tạo khuôn mẫu chất lượng.
Liên hệ với chúng tôi
Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp gia công cơ khí chất lượng cao, hãy liên hệ ngay với HSPK để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!
- Hotline: 0978.438580 / 0356.901.668
- Email: hspk.vn@gmail.com
- Địa chỉ: Khu Thượng, Khắc Niệm,Thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh
HSPK – Sự lựa chọn hoàn hảo cho ngành cơ khí khuôn mẫu!